Cảm nhận về “Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể”

1. Tìm hiểu chung:

Dự kiến năm học 2018-2019, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được triển khai. Vậy chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có gì đặc biệt và ảnh hưởng đến giáo dục Việt Nam tương lai ra sao, chúng ra sẽ cùng tìm hiêu ngay sau đây:

Qua các trang web lớn như: baochinhphu.vnvietnamnet.vnvnexpress.net,…. Tôi tổng hợp dự thảo “Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể” có những điểm trọng tâm sau:

  • Giáo dục phổ thông 12 năm sẽ chia làm hai giai đoạn là giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp THCS 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm).
  • Có thể dạy Ngoại ngữ từ lớp 1: Ở bậc tiểu học, học sinh phải học bắt buộc 8 môn gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ. Các môn học bắt buộc có phân hóa gồm: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, học sinh còn có hoạt động tự học có hướng dẫn.
  • Ở bậc trung học cơ sở: Số môn học giảm xuống còn 6 môn gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Trong môn học bắt buộc có phân hóa, ngoài Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh bắt đầu được hướng nghiệp với môn Công nghệ và hướng nghiệp.
  • Ở lớp 11-12: học sinh học bắt buộc 6 môn gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 3 môn cuối trong số này đều học thực hành nên theo GS Thuyết, sẽ không gây quá tải hay áp lực cho học sinh. Các em được chọn 3 môn và một chuyên đề học tập trong các môn tự chọn bắt buộc gồm: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Chuyên đề học tập.
  • Mục tiêu về phẩm chất và năng lực của học sinh: Chương trình tổng thể hướng tới giúp học sinh hình thành và phát triển 6 phẩm chất: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực được đặt ra cho người học ở chương trình mới gồm: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2. Cảm nhận cá nhân

Dựa trên những tìm hiểu ở trên và trải nghiệm thực tế của bản thân, tôi có những cảm nhận như sau:

2.1 Chương trình là một sự nỗ lực của Hệ thống giáo dục Việt Nam và toàn xã hội:

Để có được một chương trình khung tốt thì cần có sự chung tay của mọi người, mọi lĩnh vực, cách nhìn nhận khác nhau trong xã hội. Đây mới chỉ là bản dự thảo nhưng đã nêu được nhiều ý kiến tiến bộ nhằm phát triển giáo dục nước nhà, như: Chú trọng năng lực ngoại ngữ cho học sinh, giảm tải những kiến thức hàn lâm cho học sinh cấp 3 thay vào đó là những kinh nghiệm thực tế,…

2.2 Chương trình cần cụ thể và sát với thực tế:

Đất nước chúng ta là một nước nông nghiệp, đang phát triển. Vì vậy chúng ta không thể áp dục một chương trình giáo dục đòi hỏi quá nhiều về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, năng lực giáo viên của nước ta hiện tại có đáp ứng được mục tiêu của chương trình đưa ra hay không? Vì vậy chương trình mới không chỉ hướng đến đối tượng học sinh mà còn có cả đối tượng giáo viên, chuyên gia trong ngành. Chương trình cần có cơ chế đánh giá và giám sát chất lượng phẩm chất, năng lực của giáo viên.

2.3 Năng lực về Tin học cần được chú trọng (môn Tin học trong nhà trường):

Trong thời đại công nghệ số, kiến thức tin học ngày càng được chú trọng. Đó không chỉ là kiến thức về kỹ năng sử dụng máy tính, mà còn là cách ứng xử, áp dụng những tiến bộ về công nghệ vào trong học tập. Nếu học sinh có thể áp dụng kiến thức tin học vào trong học tập thì sẽ nâng cao được năng lực của bản thân và có cách nhìn nhận đúng đắn trong một xã hội tràn ngập thông tin như hiện nay. Hiện nay, một mô hình đang phát triển đó là dạy học trực tuyến. Mô hình này áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học khá hiệu quả về mặt thời gian và chi phí đào tạo. Cuối cùng, cùng với Ngoại ngữ thì Tin học sẽ là công cụ để học sinh chiếm lĩnh tri thức nhân loại một cách nhanh chóng.

3.3 Lới kết

Hiện nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên số. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang bắt đầu. Để bắt kịp với đà phát triển thì con người là nhân tố quyết định. Một chương trình đào tạo tốt sẽ là tiền đề cho sự phát triển bền vững. “Vì một Việt Nam phát triển và thịnh vượng, chúng ta sẽ phải nỗ lực và sáng suốt”. Tôi muốn kết thúc bài viết bằng video: Teaching in the 21st Century” sưu tầm từ youtube.com:

Published by CongVuLife

This site is information of me include: my experience in life, knowledge computer, teaching,...

Leave a comment